1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
- Nhiễm HPV
- Nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người
- Tiêm chích ma túy
- Nhiều bạn tình (ở một trong hai người)
- Quan hệ tình dục sớm
- Lịch sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng
- Sử dụng thuốc tránh thai uống kết hợp lâu dài
- Hút thuốc lá
2.MỘT SỐ DẤU HIỆU UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
- Đau rát vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục;
- Chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau khi khám phụ khoa;
- Dịch tiết âm đạo bất thường, có thể tiết nhiều hơn, có màu xám đục và có mùi hôi;
- Khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần;
- Đi tiểu, đi ngoài ra máu (dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung xâm lấn bàng quang, trực tràng);
- Kinh nguyệt thất thường, kéo dài;
- Sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhiễm tuýp virus HPV có nguy cơ cao, virus này có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể gây biến đổi gen tế bào cổ tử cung, dẫn đến các tổn thương sơ khởi và lâu ngày tăng dần dẫn đến ung thư.
3. TUỔI ĐỂ BẮT ĐẦU SÀNG LỌC
Tất cả những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục nên được sàng lọc ung thư CTC từ 25 tuổi. Lý do cho việc khởi đầu sàng lọc là: HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus và tổn thương khởi phát của CTC quan trọng sẽ không được phát hiện từ 3-5 năm sau khi phơi nhiễm và ung thư CTC xâm lấn kéo dài vài năm để phát triển.
Phụ nữ dưới 25 tuổi được coi là có nguy cơ cao hoặc tự cho mình là có nguy cơ cao có thể thực hiện sàng lọc nếu thích hợp.
4. SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG ĐỂ LÀM GÌ?
Papanicolaou (Pap) smear là phương pháp sàng lọc đáp ứng các tiêu chuẩn cho một kết quả sàng lọc có hiệu quả (Tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới). Nó giúp phát hiện sớm, góp phần cho sự suy giảm mạnh mẽ về tỷ lệ mắc bệnh ung thư CTC ở các nước đã thực hiện các chương trình kiểm tra toàn diện.